Trong thế giới đa dạng của các dòng chim finch, mỗi loài mang những đặc điểm và tập tính sinh sản khác nhau. Để quá trình sinh sản trong môi trường nuôi nhốt đạt hiệu quả cao, người nuôi cần hiểu rõ tập tính và nhu cầu của từng loài, từ đó có thể lựa chọn và chuẩn bị tổ đẻ phù hợp. Một số yếu tố quan trọng anh em cần cân nhắc bao gồm: chất liệu làm tổ, kích thước và hình dạng của tổ, kích thước lỗ ra vào, tính thẩm mỹ, thiết kế dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của trứng và chim non cũng như khả năng dễ dàng vệ sinh sau mỗi lứa.
Chim vĩ hỏa – Diamond Firetail là một trong những loài finch đặc hữu của Australia, có kích thước dài từ 10 đến 12 cm, nặng khoảng 17 gram, với lớp lông đốm trắng điểm trên nền đen chạy dọc 2 bên sườn rất đặc trưng. Mỏ, viền mắt và chóp đuôi có màu đỏ tươi. Phần cổ họng và bụng màu trắng được phân cách bởi dải yếm màu đen. Chim vĩ hỏa thường có đầu màu xám, chóp cánh màu nâu. Đây là màu tự nhiên của chim vĩ hỏa.
Calci Lux bổ sung calci giúp cho sự hình thành vỏ trứng, tốt cho sự phát triển xương ở chim non, trong mùa sinh sản để ngăn chặn hiện tượng kẹt trứng. Bổ sung canxi cho chim trong mùa sinh sản và sinh trưởng là rất cần thiết.
Chim sắc nhật, tên tiếng anh là Society Finch, Bengalese Finch hay Japanese Movchen, là một trong số ít các loài finch thuần chủng. Chim sắc nhật được con người tạo ra thông qua việc lai tạo có chọn lọc các loài chim sẻ hoang dã khác, vì vậy chúng ta sẽ không thể tìm thấy chim sắc nhật trong môi trường tự nhiên. Là loài thuần chủng nên chim sắc nhật hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thích nghi tuyệt vời với điều kiện nuôi nhốt, dễ dàng trở thành thú cưng trong gia đình.
Thông thường, chúng ta quan tâm đến ba vùng cơ bản trên mình chim: Đầu, ngực, và lưng.
Chim 7 màu (Gouldian Finch) là một loài chim đặc hữu ở Australia, thuộc họ Estrildidae. Chim 7 màu được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1845 bởi nhà tự nhiên học người anh có tên là John Gould. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thế kỷ 20 đã chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng của số lượng chim 7 màu ngoài tự nhiên. Các nhà khoa học ước tính chỉ có khoảng 2500 cá thể chim trưởng thành còn tồn tại trong môi trường hoang dã. Vì vậy năm 1992, nó được phân loại là loài nguy cấp theo tiêu chí C2ai của IUCN.
Chim bố mẹ không chịu nuôi con, vứt con ra khỏi tổ là vấn đề khá phổ biến mà người mới nuôi chim sinh sản rất dễ gặp phải. Đặc biệt ở chim 7 màu, khi người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, ghép đẻ quá sớm khi chim chưa đến tuổi sinh sản, ghép đẻ khi thể trạng chim chưa ổn định để sẵn sàng nuôi con, hoặc đơn giản chỉ là do bạn kém may mắn khi chọn phải những con chim bố mẹ xấu tính xấu nết, nuôi con vụng về.
Đối với chim 7 màu, việc phân biệt trống mái tương đối dễ dàng hơn so với các loài finch khác. Bằng việc quan sát các hành vi và đặc điểm màu sắc trên cơ thể chim, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn 1 chú chim là trống hay mái. Tuy nhiên chim 7 màu có rất nhiều biến thể màu sắc khác nhau, một vài đặc điểm để phân biệt trống mái ở màu này lại không đúng ở màu khác. Chính điều này sẽ làm cho nhiều người mới chơi dễ nhầm lẫn và lúng túng. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra các dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất, bằng cách kết hợp các dấu hiệu nhận biết cho từng trường hợp cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhanh chóng xác định được giới tính của 1 chú chim 7 màu.
Dấm táo là một bài thuốc tự nhiên tuyệt vời dành cho những người nuôi dưỡng chim cảnh. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung các thành phần vi lượng rất tốt cho cơ thể của chim.
Cầu trùng là bệnh do một nhóm các loại kí sinh trùng đơn bào có tên gọi là Eimeria gây ra. Bệnh rất phổ biến và xảy ra ở hầu hết các loại gia cầm cũng như chim cảnh. Cầu trùng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, phá hủy manh tràng và ruột non. Chim sẽ chết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.